Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, Biên dịch ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá

Đối với các cô cậu học trò thì dụng cụ không thể thiếu trong suốt thời gian đi học là máy tính. Phép tính đơn giản còn có thể tính nhẩm, nhưng khi làm đến một dãy các con số và phép tính chồng chéo nhau thì hầu hết học trò đều phải bó tay và đành nhờ cậy đến chức năng vi diệu của máy tính.

Tuy nhiên, vào những năm 60, khi máy tính còn thô sơ và chưa thể đạt được trình độ tính toán siêu cấp, các nhà khoa học đã phải hoàn Biên dịch toàn tự tay thực hiện các phép toán. Họ phải tự vẽ nên các hình vẽ, giải các phương trình toán học rắc rối để tự tìm ra đáp số. Dường như cụm từ "tính toán" được dùng để ám chỉ con người chứ không phải các thiết bị công nghệ điện tử.

Vào thời điểm chưa có máy tính, những bộ óc thiên tài trong giới khoa học phải cùng nhau giải quyết các phép tính phức tạp trên bảng viết.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 2.

Những bức ảnh chụp khoảnh khắc làm việc của các nhà khoa học tại NASA do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 3.

Những bộ óc vĩ đại ấy đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của máy vi tính – loại công nghệ điện tử có khả năng tính toán vượt trội.

Quả nhiên, chỉ khi nhìn những tấm hình thời xa xưa mới giúp cảm nhận rõ được về khả năng tính toán vượt trội cũng như tư duy logic đỉnh cao của những nhà khoa học. Không biết nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì họ có thể phát triển những nghiên cứu ấy đến mức nào.

" Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi ", bạn X.T bình luận.

"Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị ", bạn B.A bình luận.

"Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được ", bạn Q.K chia sẻ.

"Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ ", bạn H.D chia sẻ.

" Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui" , bạn N.T bình luận.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 1.

Trước cuộc tiếp đón Eibar của Barcelona ở vòng 25, Lionel Messi vừa trải qua 4 trận liên tiếp tịt ngòi, mạch trận không ghi bàn dài nhất của siêu sao người Argentina tại La Liga kể từ mùa 2013/2014. Tuy nhiên, thay vì sắm vai kiến tạo cho các đồng đội Biên dịch lập công như những trận đấu gần đây, Leo đã tìm lại cảm hứng ghi bàn theo cách không thể bùng nổ hơn.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 2.

Hàng thủ Eibar trở thành những gã học việc đích thực dưới gót giày của Messi.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 3.

Một mình tiền đạo sinh năm 1987 đóng góp một cú poker (4 bàn thắng) giúp Barcelona giành chiến thắng "hủy diệt" 5-0.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 4.

Phút 15, 37, 40 và 87 chứng kiến những khoảnh khắc mang đậm dấu ấn đẳng cấp của El Pulga.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 5.

Ngôi sao người Argentina trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử ghi dấu giày trong hơn 1.000 bàn thắng, 696 pha lập công và 306 đường kiến tạo (Vua bóng đá Pele từng tự nhận đã ghi hơn 1.000 bàn thắng trong sự nghiệp nhưng thống kê không được kiểm chứng và theo điều tra, một nửa số đó đến từ những trận đấu giao hữu). Ngoài ra, Leo cũng vượt Cristiano Ronaldo để trở thành cầu thủ có nhiều cú hat-trick nhất, 48 lần.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 6.

Được tung vào sân trong khoảng 20 phút cuối, tiền đạo tân binh Martin Braithwaite cũng để lại dấu ấn đậm nét với 1 đường kiến tạo giúp Messi lập công.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 7.

Chân sút người Đan Mạch thậm chí suýt chút nữa cũng có cho mình bàn thắng ở phút 89. Dẫu vậy, pha dứt điểm bất thành của anh cũng góp phần giúp Arthur dễ dàng ấn định chiến thắng đậm 5-0.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 8.

Trận thắng đậm tại Camp Nou giúp Barcelona tạm thời vượt qua đại kình địch Real Madrid để chiếm ngôi đầu La Liga với 2 điểm nhiều hơn.

Sau mạch tịt ngòi dài nhất suốt 6 năm qua, Messi bùng nổ với 4 bàn thắng để đạt cột mốc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới - Ảnh 9.

Bảng xếp hạng La Liga.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ

Sau khi rời khỏi "nhà tù nổi" đóng ở cảng Yokohama vào thứ tư 19/2, nữ hành khách (ngoài 60 tuổi) và chồng (ngoài 70 tuổi) đã dùng phương tiện công cộng về tỉnh Tochigi.

Người phụ nữ luôn đeo khẩu trang sau khi rời khỏi du thuyền. Bà cũng chỉ đi ra ngoài mua sắm 1 lần kể từ lúc về nhà. Ngày 21/2, bà có triệu chứng cảm và được chẩn đoán nhiễm virus vào ngày hôm sau. Hiện tại, người chồng không có Biên dịch triệu chứng.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 1.

Nhật Bản vừa ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên sau khi rời du thuyền (Ảnh: Yahoo).

Theo Kyodo News , chính quyền Nhật Bản đã vấp phải chỉ trích gay gắt với quyết định cách ly hơn 3.700 hành khách và thủy thủ trên du thuyền. Quyết định này nhắm vào hai mục đích lý tưởng: vừa tránh lây virus ở Nhật Bản, vừa bảo vệ sự an toàn cho hành khách và thủy thủ sau khi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế.

Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu đã đổ vỡ khi có đến 634 người nhiễm virus corona. Trước tình hình đó, giới chức Nhật lại cho rằng thời gian cách ly đã hết vào ngày 19/2 và cho toàn bộ hành khách âm tính với virus rời khỏi tàu.

Đáng chú ý là đến ngày 22/2, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản bất ngờ cho biết, họ đã sơ sót bỏ qua, không xét nghiệm thường xuyên cho 23 hành khách - bao gồm 19 người Nhật và 4 người nước ngoài. "Tôi thật sự ân hận về lỗi lầm này. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để không sai phạm nữa" - Bộ trưởng Katsunobu Kato nói với báo giới.

Được biết, người phụ nữ tỉnh Tochigi không nằm trong 23 trường hợp bị bỏ sót. Ngoài ra, Bộ trưởng Kato nói dù không được kiểm tra thường xuyên, 23 hành khách này đã có kết quả âm tính vào lần xét nghiệm trước ngày 5/2. Ông Kato còn cho biết không ai trong nhóm này báo cáo có triệu chứng và 20 người đã đồng ý làm xét nghiệm. Hiện 3 người đã âm tính với nCoV.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 2.

Đã có 25 người nước ngoài và 1 người Nhật nhiễm nCoV khi rời khỏi du thuyền Diamond Princess (Ảnh: Getty).

Du thuyền Diamond Princess có 3.711 hành khách và thủy thủ đến từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau thời gian cách ly, 969 người đã rời tàu, 634 người khác đã nhiễm Covid-19 và điều trị tại các bệnh viện của Nhật Bản. Thêm vào đó, khoảng 1.000 thủy thủ vẫn còn ở trên tàu để tiếp tục cách ly và 200 hành khách khác đang chờ đợi chuyến bay hồi hương do chính phủ các nước sắp xếp.

Đến nay, khoảng 759 hành khách nước ngoài đã rời khỏi Nhật Bản. Bộ trưởng Kato nói trong số này đã ghi nhận 25 người nhiễm nCoV , bao gồm 18 người Mỹ, 6 người Úc và 1 người Israel.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

(Theo Kyodo News)

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Trung Quốc đề nghị EU hỗ trợ

Trong cuộc điện đàm hôm nay với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ hy vọng EU tạo điều kiện mua vật tư y tế từ các quốc gia thành viên của khối thông qua "kênh thương mại", thông cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết.

"Chúng tôi sẵn sàng tăng cường trao đổi thông Công ty dịch thuật Đồng Nai tin, chính sách và công nghệ, đồng thời hợp tác cùng tổ chức quốc tế bao gồm EU", Thủ tướng Trung Quốc cho hay.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (thứ hai từ bên phải) tới thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

Nhân viên sản xuất khẩu trang tại công ty vật tư y tế ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc hôm 27/1. Ảnh: AFP .

Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc luôn đặt vấn đề an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu và đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh theo cách minh bạch và bài bản. Công việc hiện tại là kiềm chế dịch lây lan, điều trị cho bệnh nhân và đảm bảo cuộc sống bình thường cho người Trung Quốc và người nước ngoài tại đây, thông cáo cho biết thêm.

Bà Ursula von der Leyen cho hay EU sẽ cố gắng hết sức và phối hợp tất cả nguồn lực cần thiết để hỗ trợ Trung Quốc.

Trung Quốc đang vật lộn với dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây ra, trong bối cảnh hệ thống y tế nước này dần "cạn kiệt" giường bệnh và vật tư khác. Dịch đã khiến 259 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 12 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày.

Các hoạt động tiếp tế cho Trung Quốc đã được đẩy mạnh từ hôm 30/1 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hàn Quốc, Nhật Bản và các đại sứ quán Trung Quốc đang chuyển hàng tấn vật tư y tế viện trợ cho Bắc Kinh.

Thanh Tâm (Theo CNN )